Tiêu đề Slider

Trích đoạn ngắn

Tiêu đề Slider

Trích đoạn ngắn

Tiêu đề Slider

Trích đoạn ngắn

Tin tức

Gỗ “nín thở” vì mục tiêu trở thành ngành mũi nhọn

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ đã đạt 4 tỷ USD, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường gỗ nhiều năm trở lại đây được đánh giá là thị trường tiềm năng trong lĩnh vực xuất khẩu. Đặc biệt, Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường đang đánh giá rất cao chất lượng sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam. Các chuyên gia ngành gỗ nhận định, thời gian qua, diễn biến thị trường xuất khẩu gỗ đang trong xu hướng có lợi cho các DN chế biến gỗ của Việt Nam, nhất là đối với thị trường Mỹ khi nước này đang áp dụng chính sách áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm gỗ của Trung Quốc. Vì thế, những đơn hàng thuộc dòng sản phẩm mới và khách hàng mới từ Mỹ đổ vào Việt Nam nhiều hơn. Ngoài Mỹ, thị trường Nhật Bản cũng được đánh giá là thị trường thân thiện và an toàn, giàu tiềm năng cho các nhà xuất khẩu gỗ của chúng ta…

dich-vu6

Nhiều tiềm năng như vậy, song, cũng giống như một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác, lợi thế trên thị trường gỗ vẫn dành cho đại đa số các DN có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI). Nói về giá trị xuất khẩu ngành gỗ từ đầu năm đến nay, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, DN FDI hiện đang chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ, trong khi tổng số DN FDI chế biến gỗ chỉ chiếm có 16%. “Con số DN FDI thuộc ngành gỗ “đóng đô” ở Việt Nam chừng 400 DN, nhưng chuyên về chế biến và xuất khẩu gỗ chỉ khoảng 220 DN”, ông Nguyễn Tôn Quyền – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, song theo ông Quyền, các DN FDI hầu như thống lĩnh thị trường xuất khẩu gỗ bởi những lợi thế mà họ có được về công nghệ hiện đại, quy mô lớn và đặc biệt, họ luôn nhận được những hỗ trợ với nguồn vốn lãi suất thấp từ chính quốc. Bởi vậy, các DN FDI luôn đưa ra thị trường những sản phẩm cao cấp có giá trị lớn. Còn các DN trong nước thì ngược lại, họ đang phải đối diện với vô vàn khó khăn về công nghệ, quy mô sản xuất cũng như tiếp cận nguồn vốn từ phía ngân hàng…

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, nếu tính trên mức độ sử dụng lao động thì có đến 46% DN chế biến gỗ trong nước có quy mô siêu nhỏ; 49% quy mô nhỏ; 1,7% quy mô vừa và chỉ có 2,5% DN là có quy mô lớn. Còn nếu xét về vốn đầu tư, có đến 93% DN chế biến gỗ có quy mô nhỏ và siêu nhỏ”. Chính vì quy mô DN nhỏ, vốn yếu, trình độ lao động chưa cao, chưa sâu nên sản phẩm đồ gỗ của DN Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các DN FDI trên thị trường.

Đặc biệt, khó khăn lớn nhất của ngành gỗ hiện nay đó là, chúng ta đang phải nhập tới 80% nguyên liệu. Một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh nhưng chỉ tính riêng chi phí đầu vào như chi phí về lãi suất ngân hàng, chi phí vận chuyển và nhất là chi phí cho nguyên liệu đầu vào đã khiến giá thành sản phẩm bị đẩy lên rất cao. Điều này trở thành điểm yếu của các DN trong nước, khi mà những DN có vốn đầu tư từ các nước như Malaysia, Indonesia… họ có lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu. Cộng tất cả các chi phí đầu vào lại thì giá cả DN trong nước khó có thể cạnh tranh nổi với các DN FDI. “Để có thể giữ vững được thị trường, giữ giá cạnh tranh từ đầu năm 2012 đến nay, các DN trong nước đang phải chấp nhận hòa vốn, nếu DN nào có lãi cũng chỉ lãi chừng 3%, không thể lãi hơn”, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá. Thậm chí, do khó khăn về vốn nên nhiều DN trong nước còn phải ngưng hoạt động hoặc bán ngay nguyên liệu thô sau khi vừa nhập khẩu về để duy trì sản xuất. Theo ông Quyền, tình trạng này nếu không được cải thiện trong thời gian tới thì chỉ sang năm 2013 các DN trong nước sẽ phải “sống” kiểu gì, nói gì đến tương  lai xa hơn.

Như vậy, có thể thấy ngành gỗ đang phấn đấu mục tiêu được xếp vào “danh sách” những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam song, cùng chung số phận với các ngành cũng được coi là mũi nhọn khác như Dệt may, thủy sản, da giày… các DN 100% vốn trong nước đang phải nhường thế làm chủ cho DN có vốn đầu tư nước ngoài ngay chính trên “sân nhà”.

Để khắc phục được những khó khăn hiện nay và phát triển bền vững ngành gỗ, giới chuyên gia cho rằng, một trong những yếu tố quyết định là phải chủ động được nguồn nguyên liệu. “Chủ động được nguồn nguyên liệu sẽ giúp ta tiết giảm chi phí đầu vào rất lớn, đây là yếu tố hàng đầu để phát triển tất cả các ngành công nghiệp, không riêng gì ngành gỗ”, một chuyên gia trong ngành khẳng định. “Bên cạnh đó, nhằm khắc phục những khó khăn về quy mô sản xuất, nguồn vốn, giảm thiểu chi phí đầu vào, ông Quyền cho biết, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đang bàn giải pháp liên kết hợp tác sản xuất giữa các DN để cùng hỗ trợ nhau trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện, Bộ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm để xây dựng các vùng nguyên liệu trong nước, làm sao để phấn đấu đến năm 2020 cung cấp 60% nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ và đến năm 2030 cung cấp được khoảng 75% nguyên liệu.

Hotline: 0899025656